Để thuận tiện cho sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần có chứng nhận lưu hành tự do CFS hoặc chứng nhận y tế HC do cơ quan quản lý cấp phép. ATV cung cấp dịch vụ trọn gói và nhanh chóng cho hai loại chứng nhận này
ATV xin giới thiệu
dịch vụ “Cung cấp giấy phép lưu hành tự do CFS và HC” để quý khách hàng hiểu rõ hơn
thủ tục pháp lý này cũng như biết được cơ quan cấp Certificate of Free Sale,
Health Certificate chính xác nhất.
I. CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO CFS (Certificate of Free Sale):
1. Các mặt hàng cần xin CFS khi xuất khẩu:
- Các sản phẩm THỰC PHẨM , THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...cần xuất khẩu ra thị trường Quốc tế
- Các mặt hàng Trang thiết bị Y tế như: KHẨU TRANG, GĂNG TAY, ĐỒ BẢO HỘ...
- Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
- Bản sao có chứng thực
của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
- Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS.
* Thời gian thực hiện:
Thời gian 10 - 15 ngày kể từ thời điểm người đề nghị cấp Giấy CFS nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
* Hiệu lực giấy phép:
- CFS có hiệu lực trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.
- Quý khách hàng cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) cho thực phẩm xuất khẩu, hãy liên hệ cho để được
tư vấn chính xác về thủ tục và thực hiện xin cấp
giấy chứng nhận y tế trong thời gian nhanh nhất với giá cả hợp lý và dịch vụ tốt nhất.
3. Cơ quan cấp chứng nhận:
* Bộ Y Tế:
- Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung,
phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt,
nước khoáng thiên nhiên, thuốc lá điếu, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Thuốc và mỹ phẩm; Trang thiết bị Y Tế.
* Bộ Công Thương:
- Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ;
- Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo yêu quy định của pháp luật;
- Sản phẩm, hàng hoá khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, cơ quan nêu tại phụ lục này.
* Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Giống cây trồng, giống vật nuôi: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi;
- Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phân bón, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chê biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối;
- Phụ gia, hoá chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật;
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong ngành thuỷ sản.
II. CHỨNG NHẬN Y TẾ HC (Health Certificate):
1. Điều kiện cần khi xin HC khi xuất khẩu:
- Phù hợp với
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với quốc gia, vùng lãnh thổ có liên quan.
- Chứng nhận đối với sản phẩm, thực phẩm xuất khẩu.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy chứng nhận y tế trong trường hợp có yêu cầu của nước nhập khẩu. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận.
2. Thành phần hồ sơ đăng ký:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định.
- Kết quả
kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu (trong 6 tháng gần nhất); trên phiếu kết quả kiểm nghiệm thể hiện rõ: số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất/ ISO 22000/ hoặc HACCP (chỉ cần 1 trong 3).
* Cung cấp hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công nếu công ty không sản xuất sản phẩm SẢN PHẨM xuất khẩu.
* Thời gian thực hiện:
Thời gian 10 - 15 ngày kể từ thời điểm người đề nghị cấp Giấy HC nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
* Hiệu lực giấy phép:
- HC có hiệu lực theo lô hàng xuất khẩu
3. Tại ATV, dịch vụ trọn gói xin cấp Giấy chứng nhận y tế (HC) theo quy trình sau:
- Tiếp nhận thông tin và tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý xin cấp giấy chứng nhận y tế;
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần thiết xin cấp chứng nhận y tế (HC) xuất khẩu hạt tiêu;
- Soạn thảo hồ sơ cấp giấy chứng nhận y tế hạt tiêu và gửi hồ sơ cho khách hàng ký;
- Thay mặt
doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận y tế tại cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi tiến trình xử lý, cập nhật và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp đến khách hàng;
- Đại diện doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận y tế và bàn giao tận nơi cho khách hàng;
- Hoàn thành dịch vụ đăng ký cấp chứng nhận y tế (Health Certificate) xuất khẩu sản phẩm
- Thời gian thực hiện xin cấp chứng nhận y tế xuất khẩu sản phẩm
- Giấy chứng nhận y tế do Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y Tế quản lý và cấp giấy chứng nhận.
Để hợp pháp xuất khẩu thực phẩm ra nước ngoài cần có Giấy chứng nhận y tế do Cục
ATTP – Bộ Y Tế xác nhận và cấp chứng nhận cho sản phẩm. ATV uy tín chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp khắp cả nước thực hiện xin cấp nhanh Giấy chứng nhận y tế (HC) xuất khẩu thực phẩm xuất khẩu.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO & CHỨNG NHẬN Y TẾ HC