Hồ sơ tự công bố sản phẩm áp dụng theo Nghị định 15/2018 cho doanh nghiệp

08/08/2022    12.817    4.88/5 trong 2295 lượt 
Hồ sơ tự công bố sản phẩm áp dụng theo Nghị định 15/2018 cho doanh nghiệp
Với các cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ từ chính phủ, thì việc đưa sản phẩm thực phẩm ra thị trường cũng có những đổi mới đáng kể. Đó là từ tháng 2/2018, sản phẩm thường sẽ công bố chất lượng theo hình thức tự công bố. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trên hồ sơ mình công bố tại cơ quan quản lý nhà nước.
Tự công bố sản phẩm an toàn trước khi đưa chúng ra thị trường tiêu thụ mục đích chính là để đảm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhưng bên cạnh đó nó lại đem lại rất nhiều lợi ích đến cho chính cơ sở sản xuất kinh doanh khi tự công bố. Theo đó, khi thực hiện tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình, doanh nghiệp sẽ được hưởng những lợi ích như:
- Lấy được lòng tin của khách hàng đối với chất lượng các sản phẩm, tăng khả năng tiếp cận khách hàng
- Tạo lợi thế cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa có giấy công bố
- Thức đẩy doanh số bán hàng, tăng doanh thu
- Ổn định quy trình sản xuất sản phẩm
- Có chỗ đứng vững chắc trên thị trường mặc dù mới bước chân vào đó
tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm

I. TÌM HIỂU VỀ THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH MỚI:

* Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 2/2/2018.

Nghị định này sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý trước đó, thay vì tất cả các sản phẩm bao gói sẵn trước đây phải cấp giấy xác nhận phù hợp thì bây giờ chỉ có 3 nhóm sản phẩm bao gồm: 
A. Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ tới 36 tháng tuổi, 
B. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới và những sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc. 
C. Các sản phẩm còn lại do các doanh nghiệp tự công bố

* Trước đây theo Nghị định cũ thì chỉ có quy định về công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy, hiện nay quy định đó đã bị hủy bỏ mà được thay bằng:

B. Đăng ký công bố sản phẩm.
các hình thức công bố chất lượng sản phẩm
 thủ tục tự công bố sản phẩm theo nghị định 15

II. THẾ NÀO LÀ TỰ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Không tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau:
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Thuộc danh mục sản phẩm sau: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

2. Trình tự thực hiện:

- Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của nh hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp;
- Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên doanh nghiệp và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
- Có thể thấy đối với các sản phẩm được cho phép thực hiện tự công bố, các cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò là quản lý, không có thủ tục cho phép/ không cho phép, không còn các tiêu chuẩn hợp quy, tiêu chuẩn kỹ thuật,… các doanh nghiệp tự công bố sản phẩm chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước. Tuy nhiên các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào bản công bố này để tăng cường hậu kiểm, nếu lấy mẫu kiểm nghiệm mà không đúng như mẫu doanh nghiệp tự công bố thì sẽ xử lý rất nghiêm.
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm Quý khách hàng vui lòng liên hệ ATV để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
MẪU HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM DO ATV CUNG CẤP
mẫu hồ sơ tự công bố sản phẩm

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố

- Chuẩn thông tin về sản phẩm công bố, trong đó cần chú ý các thông tin tên sản phẩm; nhãn sản phẩm; hạn sử dụng; thông tin cảnh báo; quy cách đóng gói…
- Lập chỉ tiêu công bố cho sản phẩm;
- Làm nhãn sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu).

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm

- Quý khách hàng thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trong thời hạn 12 tháng để nộp hồ sơ. Các tiêu chí kiểm nghiệm sản phẩm theo từng loại sản phẩm cụ thể.
- Trường hợp quý khách hàng chưa kiểm nghiệm sản phẩm, ATV hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu tự công bố và thay doanh nghiệp kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí.

Bước 3: Nộp hồ sơ tự công bố

ATV hỗ trợ doanh nghiệp trọn gói thủ tục tự công bố sản phẩm trong phạm vi cả nước.

IV. ATV GIÚP DOANH NGHIỆP HOÀN THIỆN ĐỂ LƯU HÀNH SẢN PHẨM:

Sau khi hoàn tất thủ tục Đăng ký công bố sàn phẩm doanh nghiệp cần hoàn thiện các hồ sơ pháp lý nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào cửa hàng, hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích...ATV thực hiện tư vấn
- Đăng ký mã số mã vạch các loại 8 số, 9 số, 10 số
- Đăng ký truy xuất nguồn gốc xuất sứ sản phẩm theo mã QrCode
- Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại cục SHTT
- Cung cấp tem chống hàng giả, hàng nhái do Bộ Công An sản xuất

V. CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Công văn số 4946/BTC-CST ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc thu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.

VI. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN CÔNG BỐ SẢN PHẨM: 

1. Có thể tự công bố sản phẩm với sản phẩm chức năng được không?

Trả lời:
Bộ Y tế quy định thực phẩm chức năng, hay thường được hiểu là thực phẩm chức năng bổ sung chế độ ăn uống, là thực phẩm có chức năng liên quan, hỗ trợ điều trị bệnh, bổ sung thuốc hoặc điều kiện y tế. dinh dưỡng, cải thiện tình trạng cơ thể. Bao gồm các định dạng:
- Thực phẩm bổ sung là một thực phẩm phổ biến được bổ sung vi chất dinh dưỡng và các yếu tố lành mạnh khác.
- Thực phẩm chức năng bổ sung sức khỏe (Bổ sung sức khỏe, Bổ sung thực phẩm, Bổ sung chế độ ăn uống)
- Thực phẩm cho dinh dưỡng y tế còn được gọi là thực phẩm dinh dưỡng cho các mục đích y tế đặc biệt (Thực phẩm cho mục đích y tế đặc biệt, Thực phẩm y tế).
- Thực phẩm cho sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt (Thực phẩm cho sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt) cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác
Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về Quản lý thực phẩm chức năng quy định thực phẩm phải được công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và đăng ký công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra thị trường nên không được phép tự công bố thực phẩm chức năng.

2. Khi tự công bố sản phẩm thì hết bao nhiêu tiền?

Trả lời:
Hiện nay, các khoản phí, lệ phí tự công bố sản phẩm hoàn toàn miễn phí và doanh nghiệp chỉ cần thanh toán chi phí kiểm nghiệm thực phẩm tại các đơn vị đạt tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống kiểm định phòng thí nghiệm, hiệu lực, tiêu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn quốc tế Ilac-MRA (Tổ chức kiểm định phòng thí nghiệm quốc tế) được thực hiện và mức phí của mỗi cơ sở là khác nhau.

3. Sự khác nhau giữa tự công bố sản phẩm và đăng ký công bố sản phẩm là gì?

Trả lời:
Cũng giống như tên gọi của nó, tự công bố sản phẩm là một cá nhân, một tổ chức tự lập hồ sơ và công bố nó trên các trang thông tin quy định và đăng ký công bố sản phẩm phải được thực hiện bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Hồ sơ tự công bố sản phẩm có giá trị trong bao lâu?

Trả lời:
Hồ sơ tự công bố sản phẩm phụ thuộc và kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và pháp luật quy định thời hạn của phiếu kiểm nghiệm sản phẩm không quá 12 tháng cho đến khi nộp hồ sơ tự công bố. Hồ sơ phải được thực hiện trong vòng 12 tháng để đảm bảo tính hợp pháp của thủ tục

5. Hồ sơ công bố sản phẩm gồm những gì?

A. Hồ sơ tự công bố sản phẩm Bao gồm các tài liệu sau:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày áp dụng được cấp bởi phòng thí nghiệm thử nghiệm được chỉ định hoặc phòng thí nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025 bao gồm các tiêu chí an toàn.
- Do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc tiêu chí an toàn theo quy định, tiêu chuẩn liên quan do tổ chức, cá nhân công bố khi chưa có quy định đó. Quyết định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
B. Hồ sơ công bố đối với sản phẩm nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp Nội dung an toàn cho người sử dụng hoặc tự do bán tại thị trường của nước sản xuất/ xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày áp dụng được cấp bởi phòng thí nghiệm thử nghiệm được chỉ định hoặc phòng thí nghiệm được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 17025 bao gồm các tiêu chí an toàn.
- Do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định quốc tế hoặc tiêu chí an toàn theo quy định, tiêu chuẩn liên quan do tổ chức, cá nhân công bố khi chưa có quy định đó. Quyết định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
- Bằng chứng khoa học chứng minh việc sử dụng sản phẩm hoặc các thành phần tạo ra việc sử dụng đã công bố (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về việc sử dụng thành phần của sản phẩm để sử dụng sản phẩm, liều lượng hàng ngày của sản phẩm phải lớn hơn ít nhất 15% so với hoặc bằng 15% việc sử dụng thành phần đó được nêu trong tài liệu quảng cáo.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
C. Hồ sơ công bố đối với sản phẩm sản xuất trong nước
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 1/7/2019 (bản sao). bản sao có chứng thực của tổ chức, cá nhân)

6. Trường hợp nào được miễn phí, lệ phí công bố sản phẩm

Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, hiện nay không có phí, lệ phí tự công bố sản phẩm. Do đó, việc không áp dụng mức phí trên cho các sản phẩm không áp dụng cho các sản phẩm sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

7. Các hình thức đăng ký chất lượng sản phẩm gồm những hình thức nào?

Trả lời:
Bao gồm 03 hình thức đăng ký chất lượng sản phẩm, đó là:
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (tiêu chuẩn cơ sở);
- Công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn;
- Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.
Công bố sản phẩm. Nếu quý khách hàng muốn tìm dịch vụ thực hiện công bố chất lượng sản phẩm TRỌN GÓI – NHANH CHÓNG hãy liên hệ ngay đến ATV qua các Tel/Zalo 0906 362 707 hoặc 0908 326 779 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí hoặc gửi về địa chỉ Email [email protected] để được cung cấp thông tin chính xác nhất.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0908.326.779 (Mr. Đức)| 0906.362.707 (Ms. Nhi)

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế