Hướng dẫn thủ tục tự công bố sản phẩm theo Nghị định mới 2022

09/08/2022    579    5/5 trong 208 lượt 
Hướng dẫn thủ tục tự công bố sản phẩm theo Nghị định mới 2022
Qua tìm hiểu tôi biết được rằng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì phải thực hiện công bố sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định thì tồn tại đến hai phương thức công bố sản phẩm. Vậy sản phẩm tôi muốn công bố là thuộc phương thức nào?
Hỏi: Hiện tại công ty tôi có nhu cầu sản xuất và buôn bán một số thực phẩm thường và chức năng. Qua tìm hiểu; tôi biết được rằng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường thì phải thực hiện công bố sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định thì tồn tại đến hai phương thức công bố sản phẩm. Vậy sản phẩm tôi muốn công bố là thuộc phương thức nào? ATVC có thể giúp tôi phân biệt tự công bố sản phẩmđăng ký bản công bố sản phẩm không?

1. Tự công bố sản phẩm là gì? Đăng ký bản công bố sản phẩm là gì?

- Tự công bố sản phẩm là việc cá nhân; tổ chức đăng ký công khai thông tin lưu hành sản phẩm; hàng hóa thuộc hoạt động kinh doanh của nh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trên tinh thần tự nguyện. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử được quy định.
- Đăng ký bản công bố sản phẩm là việc cá nhân, tổ chức đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; trước khi đưa sản phẩm lưu hành tự do trong thị trường Việt Nam hoặc nhập khẩu. Hay còn được gọi là đăng ký cấp giấy phép lưu hành sản phẩm.

2. Phân biệt tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố sản phẩm

Căn cú từ Điều 4- Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP; để phân biệt được giữa thủ tục tự công bố sản phẩm và thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; ta dựa vào một số tiêu chí dưới đây:
các loại hình công bố sản phẩm

* Tự công bố sản phẩm là các sản phẩm thuộc nhóm:

- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sản phẩm
- Dụng cụ chứa thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

* Đăng ký bản công bố sản phẩm là các sản phẩm thuộc nhóm:

- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sản phẩm
- Dụng cụ chứa thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi
- Phụ gia thực phẩm có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

I. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

1. Thành phầm hồ sơ nộp:

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025 (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh 
- Nhãn sản phẩm bản dự thảo hoặc bản thiết kế
- Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc các chứng nhận liên quan như HACCP/ ISO 22000/ GMP/ FSSC...

2. Quy trình đăng ký:

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng; hoặc trang thông tin điện tử của mình; hoặc niêm yết công khai tại trụ sở; và nộp 01 bản qua đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ; đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận

3. Cơ quan tiếp nhận:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ qua đường bưu điện; hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định
mẫu công bố chất lượng thực phẩm

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

1. Thành phầm hồ sơ nộp:

- Bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm; hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP); trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Đối với sản phẩm nhập khẩu cần có thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ Giấy chứng nhận xuất khẩu/ Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Đối với sản phẩm trong nước, cần có thêm Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
- Giấy phép đăng ký kinh doanh 
- Nhãn sản phẩm bản dự thảo hoặc bản thiết kế

2. Quy trình đăng ký:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận; (tùy vào loại sản phẩm sẽ nộp đến Bộ Y tế; hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh chỉ định);
- Cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
- Nếu không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung; cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi hồ sơ bổ sung; cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày mà hồ sơ không sửa đổi, bổ sung thì không còn giá trị.
- Nếu sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì công bố lại sản phẩm. Các thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ

3. Cơ quan tiếp nhận:

- Nộp đến Bộ Y tế: đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
- Nộp đến Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định: đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
mẫu công bố chất lượng thực phẩm chức năng

4. Câu hỏi thường gặp khi làm hồ sơ công bố:

Câu 1: Hồ sơ tự công bố sản phẩm được trình bày bằng ngôn ngữ gì?

- Căn cứ Khoản 3, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Câu 2: Thông tin công bố sản phẩm có được công khai?

Căn cứ Khoản 5, Điều 8, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0908.326.779 (Mr. Đức)| 0906.362.707 (Ms. Nhi)

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế