Cuối năm là những ngày mọi người đều tranh thủ thời gian kiếm thêm thu nhập nhờ vào việc buôn bán đồ tết. Người nội trợ cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều người đang băn khoăn không biết việc mình bán bánh kẹo tết tự làm như vậy có cần phải xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Vệ sinh
an toàn thực phẩm là vấn đề luôn được người tiêu dùng quan tâm trước khi quyết định mua một mặt hàng thực phẩm. Đặc biệt là những ngày cuối năm, có rất nhiều mặt hàng
bánh kẹo mứt tết tự làm được bán bởi các bà mẹ nội trợ để kiếm thêm thu nhập. Để giải thích rõ,
ATVC có bài biết giới thiệu về yêu cầu
giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho bánh kẹo mứt các loại
I. ĐỐI TƯỢNG CẦN XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
Theo Nghị định 15/201/8 các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc các nhóm sau sẽ phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi hoạt động
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng,
phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu
của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).
- Cơ sở nhỏ lẻ
sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt
- Nhà hàng kinh doanh ăn uống, phục vụ tại chỗ
- Cửa hàng
cung cấp thức ăn nhanh tại các trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, chung cư, cửa hàng tiện ích, siêu thị..
Theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: đối với hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm theo quy định pháp luật.
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM:
Hồ sơ đăng ký xin giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng mới nhất 2022 gồm có:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng (làm theo mẫu dựa vào loại hình kinh doanh)
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp tham gia kinh doanh – Theo thông tư 14/BYT
Hồ sơ sẽ nộp trực tuyến bản Scan File & nộp
hồ sơ giấy về Trung tâm hành chính công của tỉnh.
III. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIẤY PHÉP CỦA ATVC:
1. Tư vấn điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị:
- Khảo sát thực tế xem xét điều kiện phù hợp phạm vi xin chứng nhận
- Tư vấn quy trình sản xuất phù hợp với từng loại hình sản xuất kinh doanh
- Bố trí sơ đồ mặt bằng phù hợp quy định luật
ATTP
2. Tư vấn hồ sơ giấy tờ:
- Kiểm tra mã ngành nghề phụ hợp với phạm vi cần xin giấy phép
- Bổ sung ngành nghề, giấy phép chi nhánh, địa điểm kinh doanh (nếu có)
- Hướng dẫn khám sức khoẻ và tập huấn kiến thức ATTP cho nhân viên
- Xây dựng tài liệu liên quan quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Hướng dẫn chuẩn bị các hồ sơ phụ vụ
thẩm định: Hồ sơ Nguyên liệu, bao bì, các kết quả
kiểm nghiệm, hoá đơn chứng từ
- Hoàn chỉnh bộ hồ sơ xin thẩm định & nộp tại cơ quan quản lý nhà nước
3. Tư vấn tiếp đoàn thẩm định:
- Kiểm tra tổng thể trước khi đánh giá
- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định
- Lấy giấy chứng nhận về cho doanh nghiệp
- Công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018 để lưu hành
- Đăng ký mã số mã vạch để quản lý sản phẩm, đưa vào siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, logo, bao bì thiết kế,
ý tưởng kinh doanh, tác phẩm…
- Cung cấp tem chống hàng giả Bộ Công An sản xuất tạo uy tín sự yên tâm cho người tiêu dùng
- Tư vấn khi có đoàn thanh tra, hậu kiểm…
IV. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
1. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Giấy phép vệ sinh ATTP là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh ATTP chuẩn bị đi vào hoạt động; hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh ATTP của các cơ sở kinh doanh
dịch vụ về ăn uống.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại GCN trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
2. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bộ trưởng Bộ Y tế; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp; thu hồi GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.