Đối với các sản phẩm, hàng hóa nếu muốn xuất khẩu nước ngoài thì phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành tự do (hay còn gọi là giấy phép CFS - Certificate of Free Sale)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm có bắt buộc hay không? Đối với một số hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đều có yêu cầu về
giấy chứng nhận lưu hành tự do (Ví dụ: Mỹ phẩm nhập khẩu, trang thiết bị y tế nhập khẩu…)
ATVC xin giới thiệu bài viết
“Dịch vụ cấp chứng nhận lưu hành tự do CFS cho thực phẩm tại Việt Nam” để quý khách hàng hiểu rõ hơn
thủ tục pháp lý này cũng như biết được cơ quan cấp CFS chính xác nhất.
I. NỘI DUNG TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO CFS LÀ GÌ?
1. Nội dung cơ bản trên giấy chứng nhận CFS:
Theo quy định tại khoản 3 điều 10 nghị định 69/2018/NĐ-CP bắt buộc phải có các nội dung chủ yếu như sau:
- Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
- Số, ngày cấp CFS.
- Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
- Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
- Tên và địa chỉ
của nhà sản xuất.
- Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
- Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
2. Thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận CFS:
Giấy chứng nhận tự do có thời hạn theo thời hạn ghi trên giấy, trong trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không có thời hạn thì tuỳ từng trường hợp thời hạn giấy phép lưu hành tự do sẽ có thời han 24 đến 36 tháng kể từ ngày cấp phụ thuộc vào quy định từng mặt hàng.
* Ví dụ:
- Tại điều 28 nghị định 36/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 169/2018/NĐ-CP quy định: “Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì thời điểm hết hết hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do được tính là 36 tháng, kể từ ngày cấp“
- Tại điều 10 thông tư 30/2015/TT-BYT quy định: “Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng, kể từ ngày cấp”
Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền
quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
II. VÌ SAO PHẢI CẦN CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO CFS KHI HÀNG HOÁ NHẬP VÀ XUẤT KHẨU:
- Giấy phép lưu hành tự do - CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó.
- Ngược lại đối với
doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của
mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.
* Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm- CFS có bắt buộc thực hiện hay không?
CFS bắt buộc thực hiện trong các trường hợp sau:
1 - Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
2 - Sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm bắt buộc phải xin giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
- CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để làm
hồ sơ xin cấp giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với một số thực phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm,
thực phẩm chức năng, phụ gia, hương liệu thực phẩm…
III. THỦ TỤC TƯ VẤN VÀ XIN GIẤY PHÉP CFS CỦA ATVC:
1. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):
Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hoá xuất khẩu theo nghị định 69/2018/NĐ-CP hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số
đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. (Phụ lục III thông tư 12/2018/TT-BCT)
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):
- Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan có thẩm quyền
- Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan cấp CFS thông báo về việc sửa đổi hồ sơ (nếu có). Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
- Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó
IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Nghị định 69/2018/NĐ-CP thay thế Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm
- ATVC
cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm NHANH CHÓNG - UY TÍN
- Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, ATVC luôn khẳng định vị thế của mình trong dịch vụ giấy phép doanh nghiệp nói chung và Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm nói riêng. -
- ATVC luôn tự hào đã và đang xin giấy phép cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước, chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất.
V. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ CFS:
1. CFS là chứng nhận gì?
CFS hay giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Giấy phép CFS được cấp với mục đích vừa để chứng minh sản phẩm, hàng hóa được phép sản xuất và lưu hành tự do tại nước xuất khẩu, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhập khẩu.
2. Giấy phép lưu hành sản phẩm có hiệu lực trong bao lâu?
Hiệu lực sử dụng của giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS sẽ được thông tin cụ thể trên giấy chứng nhận hoặc thời hạn tối đa là 2 năm (trường hợp
giấy phép CFS không thể hiện hiệu lực sử dụng).
3. Tổng chi phí làm thủ tục xin cấp CFS tại ATVC?
Trọn gói làm thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS tại ATVC là 5.000.000 đồng. Cam kết không phát sinh chi phí và bàn giao kết quả miễn phí tận nơi.
4. Hướng dẫn đăng ký lưu hành sản phẩm CFS?
Để đăng ký xin lưu hành sản phẩm, đầu tiên bạn chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép CFS;
- Bản sao công chứng
giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Bản sao công chứng công bố tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm, hàng hóa cần cấp CFS;
- Các giấy tờ khác tùy vào cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép CFS (Bộ Công thương/Bộ Y tế/Bộ NN&PTNT).
Sau đó, tùy vào từng sản phẩm, hàng hóa cần cấp giấy phép CFS mà bạn nộp tại: Phòng Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Y tế.
Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận lưu hành CFS hoặc gửi thông báo hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ
5. Điều kiện để được cấp giấy phép lưu hành tự do CFS là gì?
Để được cấp chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS, bạn cần hoàn thành các thủ tục pháp lý sau:
công bố chất lượng sản phẩm và chứng nhận ISO.
6. Cần cung cấp cho ATVC thông tin, giấy tờ gì khi làm dịch vụ xin chứng chỉ CFS?
Bạn chỉ cần cung cấp cho ATVC các thông tin, giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Danh mục cơ sở sản xuất (nếu có);
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Chứng nhận ISO cơ sở sản xuất (tùy sản phẩm cần cấp giấy phép CFS);
- Phiếu
kiểm nghiệm sản phẩm (tùy sản phẩm cần cấp giấy phép CFS);
- Mẫu sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm.