Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền là gì?

15/08/2022    330    5/5 trong 104 lượt 
Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền là gì?
Đăng ký bản quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền tác giả của người sáng tạo ra tác phẩm hoặc sở hữu; với việc ghi nhận bằng văn bằng bảo hộ các quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ được pháp luật bảo vệ
Các chủ thể khác nếu như có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

I. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ:

1. Điều kiện chung

Để được đăng ký bản quyền tác giả thì tác phẩm buộc phải đáp ứng những điều kiện bảo hộ quyền tác giả nhất định dưới đây:
- Tác phẩm cần phải có tính sáng tạo: phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép tác phẩm của người khác;
- Cần được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Ví dụ, tác phẩm truyện, thơ thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh thể hiện dưới dạng những thước phim,…

2. Điều kiện về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Được quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả có đầy đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:
- Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
- Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
- Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
- Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Điều kiện bảo hộ về loại hình tác phẩm

Để có đủ điều kiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm cần phải là đối tượng thuộc các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ gồm có:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
- Tác phẩm phái sinh (nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh).

4. Đối tượng không đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Ngoài ra tác phẩm không thuộc những đối tượng không được đăng ký bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ gồm có:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp, văn bản hành chính và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quá trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, nguyên lý, khái niệm, số liệu.
mẫu chứng nhận bản quyền tác giả

II. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ:

Để đăng ký bản quyền tác giả, tác giả cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.
* 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
* Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
- Chứng minh nhân dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty).
* Tất cả các tài liệu nộp kèm đơn đăng ký quyền tác giả phải được làm bằng tiếng Việt. Trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ:

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định thể loại tác phẩm đăng ký

Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả thực hiện xác định thể loại tác phẩm dự định đăng ký bản quyền.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Sau khi xác định được loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền, Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền theo quy định.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Nộp qua đường bưu điện đến hai địa chỉ nêu trên.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định cấp Giấy chứng nhận

- Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
- Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
quy trình đăng ký bản quyền tác giả

IV. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ:

Câu 1: Quyền tác giả là gì?

- Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do nh sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Câu 2: Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả?

Mặc dù đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc, tuy nhiên nếu cá nhân hoặc tổ chức là tác giả đã đăng ký bản quyền tác giá/ quyền liên quan với Cục bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra và là cơ sở xác nhận thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm.

Câu 3: Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả bị xử phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
ngoài ra, Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0908.326.779 (Mr. Đức)| 0906.362.707 (Ms. Nhi)

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế