Xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như thế nào?

09/09/2022    381    5/5 trong 112 lượt 
Xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như thế nào?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm nhằm bổ sung thêm những chất dinh dưỡng, tăng cường, cải thiện các chức năng và nâng cao sức đề kháng vào chế độ ăn uống hàng ngày của con người. Vì vậy, doanh ngiệp muốn thực hiện quảng cáo sản phẩm thì trước tiên phải xin Giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo.
Con người ngày càng chú trọng vào sức khỏe của bản thân nh, nhất là sau đại dịch COVID đã diễn ra và khiến họ mất đi rất nhiều người thân yêu của mình. Nên việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình luôn được mọi người ưu tiên hàng đầu. Cho nên nhiều tổ chức, DN cho ra đời những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe để mang đến cho người tiêu dùng.
ATVC xin giới thiệu bài viết “Xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như thế nào?” để quý khách hàng hiểu rõ hơn thủ tục pháp lý này cũng như biết được cơ quan cấp các loại giấy phép quảng cáo, thủ tục, chi phí và thời gian chính xác nhất.

I. ĐIỀU KIỆN ĐỂ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN):

Điều 27 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
- Sản phẩm đăng ký nội dung quảng cáo phải có Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
- Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
- Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh";
Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong clip quảng cáo.
chứng nhận giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng

II. NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN):

- Tên sản phẩm và nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Tác dụng chính và các tác dụng phụ và các cảnh báo khi sử dụng (nếu có);
- Dòng Khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

III. HỒ SƠ QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN):

1. Thành phần hồ sơ chuẩn bị:

- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn hiệu lực (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
* Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng

2. Thời gian để xin giấy phép Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Thời gian để xin giấy phép Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ là 15-20 ngày làm việc kể từ ngày Cục ATTP nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí thẩm định

3. Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe?

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm dinh dưỡng y học, Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

IV. NỘI DUNG KHÔNG ĐƯỢC THỂ HIỆN QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN):

- Không được sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm BVSK.
- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng Ví dụ: Trong quảng cáo xuất hiện hình ảnh bản đồ Việt Nam không đúng, không đầy đủ.
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng giữa các sản phẩm của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố: Ví dụ Sản xuất tại Mỹ nhưng không có tài liệu chứng minh, 
- Hoặc quảng cáo chỉ nêu Công dụng của một thành phần cấu thành nên sản phẩm sẽ gây hiểu nhầm với Công dụng của Sản phẩm

V. DỊCH VỤ XIN QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN) ATVC:

- Tại ATVC, quý khách hàng sẽ được tư vấn, báo giá đầy đủ chi tiết về những thông tin cần thiết để thực hiện xin giấy phép. 
- Đội ngũ chuyên viên tại ATVC sẽ soạn thảo hồ sơ, nộp, theo dõi và trả kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời sớm nhất và chính xác nhất về những thông tin liên quan dịch vụ xin giấy phép QUẢNG CÁO THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHOẺ (TPCN)

Mọi chi tiết liên hệ: Tel/Zalo 0908.326.779 (Mr. Đức)| 0906.362.707 (Ms. Nhi)

ATV - Partner for Your Success!
ATV CONSULT

Bình luận

Liên kết

Tem chống hàng giả của Bộ Công An do Trung tâm KTTLNV sản xuất
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Cập nhật 2022)
Dịch vụ đăng ký mã vạch (MSVV) cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam)
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu thương hiệu độc quyền tại Cục SHTT
Xin giấy phép CFS cho thực phẩm xuất khẩu
Xin giấy phép y tế cho sản phẩm xuất khẩu HC
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu rượu tại Bộ Công Thương Việt Nam
Dịch vụ tư vấn HACPP Codex 2020
Dịch vụ tư vấn ISO 22000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quốc tế
Dịch vụ tư vấn ISO 9001 tiêu chuẩn quản lý doanh nghiệp quốc tế