Bài viết dươi đây sẽ thông tin rõ hơn về các quy định
ATTP cũng như yêu cầu cụ thể khi khách hàng có ý định sản xuất & kinh doanh
nước uống bổ sung vi chất dinh dưỡng tại Tp.
HCM và các tỉnh lân cận.
I. CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM:
1. Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm:
- Kiểm nghiệm sản phẩm là việc các tổ chức, cá nhân đem mẫu sản phẩm cần công bố đến các phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước để phân tích, kiểm tra về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm giúp kiểm tra được chính xác các chất có trong sản phẩm và tỷ lệ của chúng, trong đó có chứa các chất cấm hay không, một số chất đặc biệt có vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Bộ y tế hay không.
- Sau khi đưa sản phẩm đi kiểm nghiệm, phòng kiểm nghiệm sẽ trả lại giấy phân tích chi tiết để quý khách gửi lên có quan nhà nước có thẩm quyền công bố an toàn thực phẩm cùng với bộ hồ sơ công bố.
- Nhưng cần lưu ý, phiếu kiểm nghiệm này chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm đến thời điểm nộp hồ sơ công bố, nếu quá 12 tháng thì cần thực hiện kiểm nghiệm lại.
- Để tránh việc
doanh nghiệp, tổ chức
kiểm nghiệm thiếu chỉ tiêu hoặc sai chỉ tiêu so với tiêu chuẩn, quy chuẩn
của sản phẩm và bị phạt từ 20-30 triệu đồng/1 sản phẩm (đối với cá nhân) và 40-60 triệu/1 sản phẩm đối với tổ chức (Theo khoản K2- Điều 20 và K2- Điều 3 của NĐ 115/2018/NĐ-CP) thì Khách Hàng nên liên hệ với
ATVCONSULT theo số: 0906.362.707 - ZALO: 0908.326.779 để được hỗ trợ dịch vụ kiểm nghiệm (chỉ thanh toán tiền cho phòng kiểm nghiệm, không mất phí dịch vụ chuyển mẫu kiểm nghiệm)
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký công bố chất lượng thực phẩm:
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và một số văn bản pháp luật có liên quan khác, thành phần hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước xin cấp giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm bao gồm:
- Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Freesale)- Áp dụng riêng cho thực phẩm nhập khẩu và
thực phẩm chức năng
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm được Bộ y tế chấp thuận (
ATVCONSULT chuẩn bị cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý với công dụng của sản phẩm do ATVCONSULT đưa ra, nếu khách hàng không đồng ý với công dụng do ATVCONSULT tìm được từ tài liệu chứng minh thì khách hàng cung cấp thêm tài liệu chứng minh phù hợp nếu muốn xin công dụng khác.
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất GMP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Phiếu kết quả kiểm định
- Bản dịch các tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (ATVCONSULT hỗ trợ dịch thuật tài liệu nước ngoài cho Khách Hàng đối với hồ sơ nhập khẩu)
3. Nộp hồ sơ công bố thực phẩm:
- Nộp đến Bộ Y tế (Cục An Toàn Thực Phẩm)
đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý KHI SOẠN HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:
Để quá trình làm
thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm diễn ra nhanh chóng, không cần sửa chữa, bổ sung hay trả lại hồ sơ, quý khách cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tất cả tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
- Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại
- Nghị định điều chỉnh việc công bố thực phẩm hiện nay là nghị định 15/2018/NĐ- CP không yêu cầu đơn vị công bố thực phẩm phải làm lại hồ sơ công bố khi hết thời hạn nên hồ sơ tự công bố hay phải đăng ký công bố theo nghị định này đều có giá trị mãi mãi (nếu không thay đổi luật và nghị định như hiện nay), vì vậy các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thực phẩm không cần làm hồ sơ công bố lại khi hết hạn nữa. Điều này tiết kiệm chi phí rất nhiều co các đơn vị.
- Nếu không am hiểu về luật, nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ chuyên công bố chất lượng sản phẩm uy tín, tránh rủi ro và đồng hành cùng khách hàng khi cơ quan chức năng hậu kiểm. Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy liên hệ ngay với ATVCONSULT theo số: 0906.362.707 - ZALO: 0908.326.779
III. TẠI VIỆT NAM CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?
- Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khác, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để thực phẩm được phép lưu hành trên thị trường.
- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị phạt 40-50 triệu (đối với cá nhân) và 80 -100 triệu (đối với tổ chức) theo khoản 4- Điều 20 và Khoản 2- Điều 3
MẪU HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ NƯỚC UỐNG BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG
IV. ATVCONSULT GIÚP DOANH NGHIỆP HOÀN THIỆN ĐỂ LƯU HÀNH SẢN PHẨM:
Sau khi hoàn tất thủ tục Đăng ký công bố sàn phẩm doanh nghiệp cần hoàn thiện các hồ sơ pháp lý nhằm xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm vào cửa hàng, hệ thống bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện ích...ATVCONSULT thực hiện
tư vấn
- Đăng ký truy xuất nguồn gốc xuất sứ sản phẩm theo mã QrCode
V. CƠ SỞ PHÁP LÝ ÁP DỤNG CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
an toàn thực phẩm;
- Công văn số 4946/BTC-CST ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc thu phí trong công tác
an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
VI. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
1. Công bố sản phẩm có thời hạn bao lâu?
Trả lời:
- Đối với bản tự
công bố sản phẩm: Có thời hạn vĩnh viễn, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn chung của sản phẩm nên miễn sao doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật thì sẽ không cần phải lo lắng về thời hạn của giấy.
- Đối với giấy công bố chất lượng sản phẩm: Tất cả sản phẩm khi đã được công bố đều có thời hạn nhất định, khi hết thời hạn, nếu vẫn muốn sản phẩm tiếp tục được lưu hành trên thị trường thì cần thực hiện thủ tục công bố lại từ đầu. Cụ thế như sau:
+ 5 năm đối với sản phẩm của các cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ: HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương.
+ 3 năm đối với cơ sở không có các chứng chỉ trên.
2. Nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm ở đâu?
Trả lời:
- Đối với thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm Quý khách nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chỉ định. Tức là các Chi cục ATTP, Sở Công thương, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm
thủy sản, Ban quản lý An toàn Thực phẩm cấp tỉnh/thành phố. Việc phân quyền quản lý giữa các Chi cục, các Sở là do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định.
3. Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa của ATVCONSULT có nhận làm ở tỉnh không?
Trả lời: Có. ATVCONSULT hiện đang hỗ trợ dịch vụ làm giấy công bố sản phẩm nhiều nhất cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ khá nhiều khách hàng ở các tỉnh thành lân cận: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vũng Tàu...
4. Công ty có dịch vụ xin giấy phép con nào khác ngoài công bố sản phẩm không?
Ngoài ra, chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng hệ sinh thái toàn diện cho doanh nghiệp, từ khâu thành lập đến hỗ trợ trong quá hành hoạt động. Vì thế, ATVCONSULT còn có khả năng hỗ trợ Quý khách nhiều dịch vụ pháp lý khác, cụ thể như: Thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép đầu tư,
đăng ký nhãn hiệu, các loại giấy phép con, tư vấn thiết kế hệ thống kế toán khoa học, tư vấn mua bán, sáp nhập hoặc giải thể công ty,…
5. Tài liệu Khách hàng cần cung cấp, đưa cho ATVCONSULT bằng cách nào?
Trả lời: Bộ phận giao nhận của dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm ATVCONSULT sẽ lấy tài liệu, mẫu sản phẩm trực tiếp tại địa chỉ quý khách yêu cầu